Tủ đựng đồ nhà Bếp đẹp 2023

14/06/2023 1.147 lượt xem

Tủ đựng đồ khô nhà bếp có công dụng vô cùng tốt giúp các bà nội trợ lưu trữ không ít đồ. Bởi vậy nó đang dần trở thành một trong những món phụ kiện được yêu thích. Vậy khi lựa chọn tủ đựng đồ nhà bếp thì cần có những lưu ý gì? Có những loại tủ nào? Liệu có phù hợp với những không gian nhà bếp đặc thù? Hãy cùng theo dõi bài viết của Công ty xây dựng Cần Thơ dưới đây.

Tủ đựng đồ nhà bếp là gì?

Tủ đựng đồ nhà bếp còn được gọi là tủ kho, đây là một trong những lựa chọn phụ kiện bếp phổ biến và được ưa chuộng bậc nhất hiện nay. Trong không gian căn bếp, nó được ví như một chiếc tủ lạnh không điện trong nhà bếp, nó vừa giúp lưu trữ đồ đạc được sắp xếp gọn gàng, sạch sẽ lại đem lại giá trị thẩm mỹ cao cho căn bếp.

Tủ đựng đồ nhà bếp là gì?

Hiện tại trên thị trường có 2 loại tủ kho phổ biến trên thị trường, đó là tủ kho cánh mở và tủ kho cánh kéo. Trong đó, mẫu tủ kho cánh mở được ưa chuộng hơn cửa kéo. Cấu tạo của tủ đựng đồ khô có thể kể đến các phần:

Phần bên ngoài: Gồm phần thùng và cánh tủ. Chúng thường được được làm bằng gỗ hoặc nhựa, được phủ bề mặt bằng các vật liệu đặc biệt như: Acrylic, Laminate,… Ưu điểm của những chất liệu này là có tính thẩm mỹ cao, có khả năng chống thấm, tuổi thọ sử dụng lâu dài.

Phần bên trong: Bên trong gồm 1 hoặc 2 bộ khay làm bằng inox 304. Khay sáng bóng, đáy hở không bị đọng nước và rất thoáng khí. Ngoài đặc tính không gỉ của inox thì vấn đề vệ sinh khay đựng cũng vô cùng đơn giản.


Vì sao tủ đựng đồ nhà bếp được yêu thích?

Vì sao tủ đựng đồ nhà bếp được yêu thích?

Tủ đựng đồ nhà bếp mang đến cho chủ sở hữu rất nhiều lợi ích, không chỉ vì công năng mà còn về tính thẩm mỹ.

  • Thiết kế mẫu mã gọn gàng, đẹp, giúp tăng thêm tính thẩm mỹ trong căn bếp.
  • Giúp người nội trợ dễ dàng thấy và lấy được mọi thứ trong tủ, không gặp khó khăn như khi sử dụng nếu kệ tủ bếp trên quá cao.
  • An toàn trong quá trình sử dụng dù là đối với người già hay trẻ con.
  • Giúp phân loại và sắp xếp đồ đạc một cách gọn gàng, ngăn nắp.
  • Đa dạng về mẫu mã, kích thước tủ kho có thể điều chỉnh theo nhu cầu của gia đình.
  • Dù bạn sở hữu nhà bếp nhỏ với không gian hạn chế thì hãy tự tin sử dụng tủ đựng đồ khô nhà bếp vì nó sẽ khiến căn bếp trở nên gọn gàng hơn.

Lưu ý khi lựa chọn tủ đựng đồ nhà bếp

Lưu ý khi lựa chọn tủ đựng đồ nhà bếp

Kích thước tủ đựng bếp

Vấn đề đầu tiên mà gia chủ cần lưu ý khi lựa chọn tủ đựng đồ khô nhà bếp chắc chắn phải tính đến là kích thước phù hợp với không gian tổng thể. Nếu căn bếp đang trong quá trình thiết kế hoàn thiện, hãy chọn tủ có kích thước đạt chuẩn để dễ dàng thay thế và lắp đặt. Bạn cần chú ý những thông số sau ( Chúng tôi chỉ đưa ra những con số phổ biến):

  • Chiều rộng: 350- 414 mm.
  • Chiều sâu: 480- 500 mm.
  • Chiều cao: 1650- 2000 mm.
  • Chiều rộng khoang tủ: 400- 600 mm.
  • Tải trọng: 100kg.

Nhu cầu sử dụng

Mỗi một gia đình đều sẽ có thói quen sinh hoạt khác nhau nên tuỳ vào nhu cầu sử dụng để chọn sản phẩm tủ kho sao cho phù hợp. Với kiểu dáng, tủ đồ khô được chia làm nhiều tầng, phổ biến nhất là hai dòng: tủ đựng đồ khô nhà bếp 6 tầng – 6 rổ và tủ đồ khô 6 tầng – 12 rổ đa năng.

Trong không gian nhà bếp nhỏ với những gia đình ít người và không lưu trữ quá nhiều đồ khô thì tủ 6 tầng- 6 rổ là vừa vặn. Đối với những gia đình có một không gian bếp rộng, nhiều thành viên cùng sinh hoạt với nhu cầu cất trữ lớn thì chọn tủ 6 tầng- 12 rổ để có thể thoải mái sắp xếp.

Cơ chế mở tủ

Tủ đựng đồ nhà bếp là một trong những đặc điểm lớn mà gia chủ cần lưu ý khi lựa chọn. Hiện nay có hai loại tủ đựng thực phẩm là tủ mở và tủ kéo.

Tủ mở là loại tủ đựng đồ khô nhà bếp có cánh mở hai bên nên không cần lắp giảm chấn, thường thích hợp với không gian hẹp vì có thể chứa thêm đồ bên phía cánh cửa. Đặc biệt với cơ chế mở tủ này, thiết kế các khoang thường dễ quan sát và trang nhã hơn.

Tủ kéo có thiết kế hiện đại thời thượng nên cực kỳ gọn gàng khi sử dụng, phù hợp với không gian có ít chiều ngang, các khoang tủ bố trí ngăn nắp từ trên xuống dễ dàng quan sát đồ đạc bên trong. Tủ kéo phải được trang bị thêm giảm chấn để giảm độ ồn đồng thời không thích hợp với việc lưu trữ quá nhiều đồ nặng cùng lúc.

Thiết kế rổ chứa

Đa phần các tủ đựng đồ khô nhà bếp hiện nay đều có phần khay bên trong làm bằng inox nên vừa dễ vệ sinh, vừa bền. Hiện tại có 2 loại khay để gia chủ lựa chọn là nan đan và hộp.

Khay đựng đồ khô dạng nan đan: Đây là loại khay có đáy thông thoáng, sạch, ít bị đọng rác bẩn và dễ vệ sinh lau chùi hơn. Tuy nhiên nhược điểm của nan đan là khi để những đồ quá nhỏ so với lưới thì sẽ bị lọt xuống dưới.

Khay đựng đồ khô dạng hộp: Loại khay này có thể để được nhiều loại thực phẩm kể cả một số loại có kích thước nhỏ mà không sợ bị lọt xuống dưới. Dù vậy, yếu điểm của loại đồ hộp này là bí hơn, dễ đọng rác bẩn hơn nếu không để ý vệ sinh.

Chất liệu khung tủ

Độ bền của sản phẩm liên quan mật thiết từ chất liệu khung tủ bởi đây là nơi tiếp xúc với sản phẩm bên trong và không gian bên ngoài, chịu tác động nhiều nhất trong quá trình sử dụng sản phẩm. Đối với những không gian bếp vốn nhiều dầu mỡ, chất tẩy rửa,… dễ làm khung tủ bị bong tróc, xuống cấp nhanh chóng nếu gia chủ không lựa chọn loại chất liệu tốt.

Chất liệu được ưu tiên hàng đầu chính là inox 304 vì chúng không gỉ sét, không bong tróc, sáng bóng và bền bỉ với thời gian. Đây được xem là lựa chọn hoàn hảo để làm tủ đựng đồ khô nhà bếp.

Nguồn bài viết: Sưu tầm

 

 

Bạn đang lên kế hoạch cho ngôi nhà mơ ước của mình?

DỊCH VỤ THI CÔNG TRỌN GÓI

DỊCH VỤ THI CÔNG PHẦN THÔ

DỊCH VỤ THIẾT KẾ

Công Cụ Ước Tính Chi Phí Thiết Kế →

Công Cụ Ước Tính Chi Phí Thi Công →

 

Tại sao bạn chọn Kim Lộc Phát? Có gì khác với thị trường hiện nay? →

Liên hệ xây dựng Kim Lộc Phát

K I M L O C P H A T Design & Build
Chúng tôi có thể mang đến gì và tại sao bạn lại chọn Kim Lộc Phát
  • Kinh nghiệm hơn 10 năm trong ngành
  • Sử dụng các vật liệu cao cấp nhất
  • Bảo hành/ Bảo trì lên tới 10 năm
  • Năng lực thiết kế / thi công được chứng minh qua các công trình thực tế
Chúng tôi có gì khác với thị trường?
Dịch vụ thiết kế
Dịch vụ Thiết kế
Thiết kế kiến trúc, nhà phố, shop, công trình, bản vẽ kỹ thuật
Chỉ từ 150.000đ/m2
Thi công Phần thô
Thi công Phần Thô
Xây dựng phần thô kiên cố, bền vững với thời gian
Chỉ từ 3.750.000đ/m2
Thi công Trọn gói
Thi công Trọn gói
Hoàn thiện công trình trọn gói chất lượng cao, chìa khóa trao tay
Chỉ từ 7.200.000đ/m2
K I M L O C P H A T có thể mang đến gì cho bạn? Và tại sao bạn chọn chúng tôi