Phong cách geometric là gì
Phong cách geometric là gì mà lại được nhiều người ưa chuộng như vậy? Phong cách này mang những đặc trưng gì? Sở hữu những điểm nổi bật nào? Nếu bạn đang muốn tìm hiểu về một phong cách đầy tính nghệ thuật thì có thể tham khảo thêm bài viết của Thiết kế nhà Cần Thơ này để hiểu thêm về một trong những phong cách đầy cuốn hút.
Phong cách geometric là gì? Nguồn gốc bắt đầu của Phong cách geometric là gì?
Phong cách geometric hay còn được gọi là Neo- Geometric (Viết tắt là Neo- Geo) thuộc trường phái nghệ thuật thị giác. Phong cách này tiếng Việt còn gọi là phong cách Chủ Nghĩa Hình Học. Trong đó sử dụng những hình khối, những đồ không liên quan đến tự nhiên. Điểm nhấn của phong cách này chính là những mảng thô, đường nét cũng như kết cấu hình học một cách phù hợp nhất.
Những nhà thiết kế sẽ dùng những góc cạnh của hình khối, mảng hình học để áp dụng vào phong cách này. Có thể nói phong cách này được hình thành từ việc sắp xếp hình học trong các công thức toán học.
Phong cách geometric xuất hiện lần đầu tiên tại Mỹ vào năm 1980, nó được ra đời bởi ảnh hưởng của phong cách Minimalism, chủ nghĩa trừu tượng Abstract Expressionism và các nhân tố như Pop Art, Op Art và Conceptual Art.
Nhưng tiền thân của Phong cách geometric là Neoplasticsm/De Stijl, Hà Lan vào năm 1917- 1931. Phong cách này cũng có nhiều nhánh nổi bật như Neo- Conceptualism, Neo- Futurism, Neo-Op. Ngoài ra còn có New Abstraction, Neo-Pop, Optometry, Simulationism, Post- Abstractionism và Smart Art.
Một số nghệ sĩ theo trường phái Chủ Nghĩa Hình Học Neo-Geometric có thể kể đến như: Ashley Bickerton, Jeff Koons, Peter Halley, Phillip Taaffe, Haim Steinbach, Meyer Vaisman, John M. Armleder, Allan McCollum, Ross Bleckner,…
Điểm đặc trưng của Phong cách geometric là gì?
Trong Phong cách geometric thì tính nổi bật của nó chính là tính mềm mại. Đó nhờ vào sự thay đổi theo phong cách hiện đại và nó mang lại tính ứng dụng cao. Thiết kế này sẽ vô cùng thành công khi kết hợp màu sắc một cách khéo léo cùng với hình khối để tạo ra một không gian hoàn hảo.
Hình khối được dùng làm bằng chất liệu khung sắt giúp không gian mở rộng, tăng thêm tính thẩm mỹ cho căn phòng cũng là điểm đặc trưng của phong cách. Khi bước vào không gian mang phong cách này bạn sẽ cảm nhận được một không gian hiện đại, sang trọng và hiệu ứng độc đáo đối với người xem.
Trong phong cách thiết kế geometric thì yếu tố để giúp không gian trở nên nổi bật hơn chính là những món đồ nội thất bắt mắt, hiện đại cùng gam màu ấn tượng. Nhìn qua thì có vẻ nhưng kiểu thiết kế này vô cùng thô cứng nhưng đằng sau mọi thứ đều có ý nghĩa nghệ thuật riêng.
Phong cách geometric được áp dụng nhiều trong các lĩnh vực xây dựng kiến trúc và trong thiết kế nhờ vào bố cục chặt chẽ, thống nhất. Đây cũng là một trong những phong cách luôn mang lại sự mới lạ đầy tính nghệ thuật và độc đáo.
Các ứng dụng Phong cách geometric vào kiến trúc và thiết kế nội thất
Phong cách geometric việc sử dụng tính toán các khối hình học một cách hợp lý để tạo ra các công trình kiến trúc độc đáo, mới lạ đã có từ xa xưa. Hiện nay phong cách này vẫn được áp dụng vào thiết kế vào các công trình kiến trúc.
Một số công trình cổ đại có kiến trúc ứng dụng thiết kế hình học Neo- Geometric như: Kim tự tháp Ai Cập, Đền đài…. Những công trình thời Phục Hưng.
Ngày nay Phong cách geometric cũng được ứng dụng vào các công trình kiến trúc hiện đại với nhiều đường nét hơn, có tính ước lệ khó đoán hơn. Những hình khối được sắp xếp theo một công thức hoàn toàn mới lạ nên kiến trúc độc đáo và đầy tính nghệ thuật. Những hình khối mang tính ước lệ khó đoán và tạo nên nguồn năng lượng sáng tạo.
Bố cục của Phong cách kiến trúc geometric luôn hướng đến sự tự do, những bức tường không dùng để xác định không gian mà chỉ chịu lực và phân chia khoảng không.
Nhờ vào sự thay đổi, thích ứng theo thời gian cũng như theo phong cách hiện đại và tính ứng dụng cao mà Phong cách geometric dần trở nên mềm mại, ước lệ hơn. Phong cách này mang lại cho không gian sự sang trọng, hiện đại, điểm nhấn mạnh mẽ trong thiết kế không gian, tạo được hiệu ứng thị giác tốt cho người nhìn
Nguồn bài viết: Sưu tầm
Bạn đang lên kế hoạch cho ngôi nhà mơ ước của mình?
Công Cụ Ước Tính Chi Phí Thiết Kế →
Công Cụ Ước Tính Chi Phí Thi Công →
Tại sao bạn chọn Kim Lộc Phát? Có gì khác với thị trường hiện nay? →