Nội thất căn hộ phong cách Indochine hoài cổ và tinh tế
Nếu bạn yêu thích những giá trị văn hóa bản địa, thích vẻ đẹp mộc mạc, bình dị và mong muốn mang phong cách Indochine vào ngôi nhà của mình, hãy cùng Thiết kế nhà Cần Thơ chiêm ngưỡng nội thất căn hộ dưới đây. Căn hộ là sự kết hợp giữa nét hoài cổ và sự tinh tế, mang đến một không gian sống sang trọng.
Khởi nguồn phong cách Indochine
Người đóng góp công sức to lớn cho nền móng phát triển phong cách Indochine tại Việt Nam là KTS Pháp Emest Hébrard (1875-1933). Ông là nhà khảo cổ học, kiến trúc sư kiêm nhà quy hoạch nổi tiếng lúc bây giờ. Ông còn là tác giả nhiều công trình nổi tiếng tồn tại đến ngày nay như: Đại học Tổng hợp Đông Dương (nay là Đại học Quốc Gia Hà Nội), Trường Petrus Ký (nay là Trường Lê Hồng Phong, HCMC), Sở Tài chính Đông Dương (nay là trụ sở Bộ Ngoại giao), Viện Pasteur (nay là viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương), Trường Viễn Đông Bác cổ (sau này là bảo tàng Lịch sử Việt Nam).
Phong cách Indochine lúc đầu mang đậm đặc bản sắc Pháp do quá trình đô hộ Pháp áp đặt nhiều thể chế lên đất nước ta. Đặc biệt văn hóa Pháp du nhập đã ảnh hưởng không nhỏ đến kiến trúc, tôn giáo và đời sống người dân Việt Nam. Xong do vấp phải yếu tố bất lợi về khí hậu, địa lý khác biệt, chất liệu người Pháp mang sang Việt Nam dần được thay thế bằng chất liệu chúng ta có. Vì thế cho nên phong cách Indochine mới có sự giao thoa đặc biệt đến như vậy.
Lịch sử hình thành phong cách Indochine
Một kiến trúc sư, nhà khảo cổ học người Pháp và là Giám đốc sở Quy hoạch kiến trúc Đông Dương thuộc Pháp có tên là Ernest Hébrard được coi là cha đẻ của Phong cách Indochine nhờ việc kết hợp nhuần nhuyễn, sáng tạo những nguyên vật liệu cùng những kiến trúc Đông- Âu thời kỳ bấy giờ. Phong cách này được những nhà bình hết lòng ca ngợi nhờ sự kết hợp hài hòa, tinh tế giữa những yếu tố truyền thống của Đông- Âu và những công năng sử dụng hiện đại.
Năm 1859, quân Pháp chiếm đóng thành Gia Định và mở đường cho việc thành lập Đông Dương kiểu Pháp. Tại thời điểm này, luật Cornett được thông qua. Bộ luật này quy định về những quy tắc, những quy hoạch và phát triển đô thị ở thời kỳ bấy giờ với mục đích biến những kỹ thuật xây dựng của phương Tây đương đại làm sao để hài hòa, phù hợp với địa bàn cũng như khí hậu ở Việt Nam.
Đặc điểm phong cách Indochine
Phong cách thiết kế nội thất Indochine hay còn gọi là phong cách Đông Dương được khởi nguồn từ KTS người Pháp Emest Hébrard vào năm 1920. Nét đặc trưng trong các thiết kế Indochine là sự pha trộn hài hòa giữa vẻ đẹp Á Đông và cổ điển Pháp. Hiện nay Indochine đang trở thành phong cách nội thất rất thịnh hành và được ưa chuộng. Không chỉ thỏa mãn nhu cầu thiết kế công trình đồ sộ, có quy mô như nhà hàng, khách sạn, resort. Cùng Atlantic điểm qua những đặc điểm nổi bật trong phong cách Indochine.
Chất liệu gỗ, tre, gạch và đất nung
Phong cách Indochine chinh phục người tiêu dùng bởi bảng chất liệu “xanh-sạch-thân thiện” với môi trường và sức khỏe. Những chất liệu có sẵn trong tự nhiên này được chế biến tạo ra món đồ nội thất vừa đẹp, vừa gần gũi lại tối ưu công năng sử dụng.
Chất liệu gỗ, tre, gạch và đất nung
Không chỉ áp dụng sản xuất bàn, ghế, tủ, kệ, gỗ được sử dụng làm hệ thống lát sàn, cửa. Bên cạnh đó còn có hệ khung kết cấu và console của mái, đặc biệt chi tiết phù điêu, tượng tròn.
Căn hộ 135m2 bao gồm không gian sinh hoạt chung gồm phòng khách, phòng bếp - ăn liên thông và các không gian riêng gồm 1 phòng ngủ chính và 2 phòng ngủ con thiết kế hiện đại. Tổng thể căn hộ được thiết kế theo phong cách Indochine với màu xanh vịt trời làm chủ đạo, nổi bật là nền gạch cổ điển là họa tiết thường thấy của kiến trúc thuộc địa.
Căn hộ theo phong cách thiết kế Indochine mang vẻ hoài cổ và tinh tế.
Không gian rộng được bài trí cầu kỳ tạo vẻ sang trọng và tinh tế.
Ngoài chất liệu, đội ngũ thiết kế cũng chú trọng đến nội thất của căn hộ, tạo nên chất riêng của phong cách thiết kế. Bàn ghế sofa, bàn ghế ăn, tủ tivi, bàn thờ, tủ rượu… đều được làm bằng gỗ và được chạm khắc tinh xảo.
Bàn ghế sofa, bàn ghế ăn, tủ tivi, bàn thờ, tủ rượu… đều được làm bằng gỗ và được chạm khắc tinh xảo.
Phòng khách được bố trí một bộ sofa khung gỗ.
TV được đặt trên một chiếc tủ gỗ với cánh cửa làm bằng mây tre đan. Khung gỗ đen trên nền tường trắng tạo điểm nhấn bắt mắt. Ngoài ra, chiếc quạt trần thổi phong cách cổ điển cho phòng khách này có kiểu dáng cổ điển với những cánh quạt giống như cánh quạt
Bàn ghế sofa, bàn ghế ăn, tủ tivi, bàn thờ, tủ rượu… đều được làm bằng gỗ và được chạm khắc tinh xảo.
Khu vực bếp được thiết kế với hai hệ tủ trên và dưới đen - trắng cùng với mảng tường ốp gạch men màu xanh vịt nổi bật.
Tông màu vàng, trắng đặc trưng
Toàn bộ nội thất của phong cách Đông Dương đều sử dụng màu trung tính bao gồm tông màu vàng, trắng đặc trưng tạo nên cảm giác thoải mái, dễ chịu, phù hợp với kiểu khí hậu tại Việt Nam.
Để mang đến sự gần gũi, thân thiết cho tất cả mọi người, không gian nội thất Đông Dương còn được trang bị những vật dụng với chất liệu đậm chất dân gian như bằng tre, gỗ, mây,..Có thể nói những tông màu ấm áp đã tạo nên một phong cách Đông Dương độc đáo và mới lạ.
Điểm nhấn họa tiết trang trí
Họa tiết Kỷ Hà
Họa tiết Kỷ Hà là họa tiết mắc lưới lục giác hình thoi khá giống với hệ thống lục giác có trên vảy mai rùa, độ dài của hình thoi khác nhau cùng những họa tiết không đều nhau. Sử dụng đối với những đồ vật để trang trí cùng những họa tiết mắc lưới tam giác, có hình chữ nhân nhằm tạo nên vẻ đẹp hài hòa, cuốn hút.
Bàn ghế sofa, bàn ghế ăn, tủ tivi, bàn thờ, tủ rượu… đều được làm bằng gỗ và được chạm khắc tinh xảo.
Họa tiết hình chữ nhật
Những họa tiết hình Hán tự : Phúc, Lộc, Thọ, Hỷ được sử dụng khá nhiều trong không gian nội thất Indochine. Điều này là do ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc tác động lên phong cách này. Những họa tiết này có thể theo một khung nhất định hoặc có thể nằm tự do tùy theo thiết kế.
Họa tiết hình chữ nhật
Họa tiết tĩnh vật
Họa tiết tĩnh vật điển hình bao gồm trái châu và bát cửu. Đối với họa tiết trái châu, bạn có thể thấy được những họa tiết này trên nóc chùa bao gồm họa tiết trái châu cùng hai con rồng ở góc mái. Bộ bát cửu bao gồm quả bầu, quạt, gươm, quyển sách, đàn, bút, phất trần, cây sao,…
Họa tiết tĩnh vật
Phụ kiện trang trí
Tranh sơn dầu
Một trong những phụ kiện đắt giá nêu bật lên sự hài hòa giữa phong cách Đông- Âu đó là tranh sơn dầu. Tranh sơn dầu có những ưu điểm là vừa trong, vừa sâu cùng độ bão hòa màu sắc cao. Có lẽ nhờ những ưu điểm này mà tranh sơn dầu là phụ kiện trang trí được ưa chuộng nhất ở phong cách này.
Tranh sơn dầu
Quạt trần
Khu vực phòng khách có sự nhấn nhá với bức tranh nghệ thuật, kệ tivi cũng sử dụng chất liệu mây tre đan tạo nét mộc mạc, gần gũi và đặc biệt là hệ thống quạt độc đáo.
Quạt trần
Con tiện
Khu vực phòng khách nổi bật với lối kiến trúc Đông – Âu khi kết hợp những họa tiết tinh tế đặc biệt là tận dụng phụ kiện con tiện để tăng thêm sự trang trọng cho cả căn phòng.
Phù điêu, tượng tròn
Căn nhà toát lên vẻ đẹp bề thế, trang trọng nhờ lối kiến trúc độc đáo kết hợp cùng những phù điêu, tượng tròn được trang trí thêm phía ngoài.
Tổng hợp một vài mẫu thiết kế nội thất theo phong cách Indochine
Căn phòng nổi bật lên là sự giao thoa giữa nền văn hóa Đông và Tây là sự kết hợp của hiện đại và cổ xưa
Sử dụng những hoa văn, họa tiết độc đáo
Chất liệu gạch được ưa chuộng trong những thiết kế Indochine
Nguồn bài viết: Sưu tầm
Bạn đang lên kế hoạch cho ngôi nhà mơ ước của mình?
Công Cụ Ước Tính Chi Phí Thiết Kế →
Công Cụ Ước Tính Chi Phí Thi Công →
Tại sao bạn chọn Kim Lộc Phát? Có gì khác với thị trường hiện nay? →