Móng Băng Là Gì? Phân Loại, Cấu Tạo, Ưu Nhược Điểm Của Loại Móng Này
Móng băng hiện nay được sử dụng khá nhiều trong các công trình. Mật độ dân số Việt Nam ngày càng tăng, đi kèm với đó là nhu cầu về chỗ ở lớn, việc này đòi hỏi thiết kế, xây dựng nhà phải có kết cấu vững chắc. Trong bài viết này, Công ty xây dựng Cần Thơ sẽ giới thiệu đến bạn về cấu tạo móng băng và mẫu bản vẽ móng băng giúp cho công trình thêm kiên cố.
Móng băng là gì?
Móng băng hay còn được gọi là móng nền, là loại móng nhà vô cùng phổ biến hiện nay bởi tạo ra độ lún đồng đều và giá thành vừa phải. Móng băng có thể đặt theo kiểu giao nhau hình chữ thập hoặc đặt theo một thể độc lập nhằm giúp cho công trình trở nên kiên cố hơn.
Móng băng có công dụng đỡ các hàng cột, bờ tường và chịu tải trong quá trình xây dựng. Tuỳ vào địa hình, độ cứng, độ lún, diện tích đất mà quyết định sử dụng loại móng băng nào cho phù hợp.
Mẫu móng băng được thiết kế nông, xây dựng trên hố đào trần. Sau thi công móng xong, móng sẽ được lắp lại. Chiều sâu để chôn móng dưới nền đất thường nằm ở khoảng 2 - 2,5m.
Thi công móng băng vừa rẻ hơn vừa đơn giản hơn thi công móng đơn. Tính ứng dụng của móng băng khá cao, người ta thường ứng dụng móng băng trong các công trình: Biệt thự, nhà phố, nhà cấp 4,...
Cấu tạo móng băng
Kết cấu móng băng cơ bản
Các thanh thép có kích thước khác nhau là vật liệu được sử dụng chủ yếu trong kết cấu móng băng cơ bản. Phần bê tông sẽ được đổ làm lớp lót chung kết hợp thép và các loại dầm móng. Bao gồm: Lớp móng bê tông lót phổ thông lớp bê tông cuối cùng, thép dầm, thép đai, thép của bản móng và thép dọc.
-
Lớp lót bê tông có độ dày 100mm.
-
Bản móng phổ thông có kích thước bản từ (900 - 1200)mmx350mm.
-
Dầm móng phổ thông có kích thước từ (500 - 800)mmx300mm.
Những thông số này là những thông số cơ bản và phổ biến nhất, tuỳ vào từng công trình mà kiến trúc sư hoặc các nhà thầu xây dựng có thể điều chỉnh cho phù hợp. Tuy nhiên, không được điều chỉnh giảm quá nhiều vì như thế không thể đảm bảo được sự chắc chắn, độ an toàn cho công trình.
Cấu tạo móng băng theo độ cứng
Dựa trên loại vật liệu sử dụng để tạo thành móng để phân chia theo cách này, có 3 loại móng băng: Móng băng cứng, móng băng mềm và móng băng hỗn hợp.
Kết cấu móng băng theo phương
Thép móng băng theo phương có cấu tạo gồm 2 loại riêng biệt:
Móng băng 1 phương có thanh thép chỉ theo 1 phương duy nhất, có thể theo chiều dài, dọc hoặc ngang. Tuỳ theo quy mô của công trình xây dựng mà thiết kế độ dài của thanh thép cho phù hợp, đặc biệt độ dài của các thanh thép đều phải bằng nhau.
Móng băng theo phương loại 2 bao gồm các đường thanh thép đen xen với nhau tạo thành một thể thống nhất. Khi bạn nhìn thấy móng nhà như những ô cờ lớn thì đó là móng băng loại 2.
Các loại móng băng
Dựa vào tính chất, độ cứng của móng băng để chia móng ra làm 3 loại như sau:
Móng mềm
Mẫu móng băng mềm thường được tạo thành từ chất liệu gỗ. Những thanh gỗ trầm, xà cừ, bạch đàn, keo,...đa phần là những cây gỗ lớn.
Móng cứng
Móng băng cứng được làm từ những loại vật liệu có độ cứng và độ bền cao như khung thép, bê tông, sắt. Loại này mang lại sự chắc chắn cho công trình, thời gian sử dụng lâu.
Móng kết hợp
Móng băng kết hợp hay còn gọi là móng băng hỗn hợp. Loại móng này không có một tiêu chuẩn cụ thể về vật liệu, được kết hợp giữa 2 loại vật liệu, thêm vào đó có thể phối thêm nhiều loại gỗ là khung thép để tiết kiệm chi phí.
Bản vẽ móng băng
Dưới đây là những mẫu vẽ móng băng tại những công trình thực tế mà Nội Thất Nhà Đẹp Việt Muốn giới thiệu đến bạn:
Bản vẽ chi tiết móng băng nhà 2 tầng
Kết cấu móng băng được sử dụng khá phổ biến trong nhà 2 tầng. Khi bắt đầu thiết kế, bạn cần phải chú ý một số vấn đề sau:
-
Nếu điều kiện kinh tế cho phép hãy lựa chọn phương án kết cấu móng. Nếu nền đất của công trình không quá mềm hoặc quá cứng thì lựa chọn thiết kế móng băng là một lựa chọn hợp lý.
-
Phải khảo sát địa hình thật kỹ trước khi xây dựng để đảm bảo đưa ra bản vẽ phù hợp nhất.
Bản vẽ móng băng nhà 3 tầng
Với độ cao 3 tầng thì bản vẽ nhất định phải chắc chắn, tỉ mỉ và phải đạt một độ chính xác tuyệt đối. Khối bê tông phải dày tối thiểu 100mm, càng dày thì càng giúp cho công trình chịu được tải trọng ổn định hơn.
Việc thi công, thiết kế móng băng rất quan trọng, cần phải đảm bảo trong từng chi tiết thì mới có thể đảm bảo cho công trình chắc chắn được
Nguồn bài viết: Sưu tầm
Bạn đang lên kế hoạch cho ngôi nhà mơ ước của mình?
Công Cụ Ước Tính Chi Phí Thiết Kế →
Công Cụ Ước Tính Chi Phí Thi Công →
Tại sao bạn chọn Kim Lộc Phát? Có gì khác với thị trường hiện nay? →